Cúng Giao Thừa – Nét Đẹp Trong Dòng Chảy Văn Hóa Việt

Thời vận giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc. Về nguồn gốc của từ “giao thừa”, có nghĩa là “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – lúc năm cũ qua, năm mới đến”.

Thời điểm đón năm mới đến không chỉ quan trọng trong văn hoá phương Đông mà cũng được người phương Tây coi trọng. Vào dịp này, nhiều quốc gia phương Tây và phương Đông thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác để đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1.

Với người Việt Nam, giao thừa là phút giây thiêng liêng. Vào đêm 30 Tết, hay còn gọi là đêm trừ tịch, được coi là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.

Các cụ hay có câu:

“Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa

Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”

Để đón cái mới may mắn, các cụ dặn con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói những câu thiếu văn hóa… Người lớn cũng không được quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành. Bởi, muốn được ông Phúc vào nhà phải có thái độ cầu thị: giơ tay bồng.

Vì sao lễ cúng giao thừa lại quan trọng?

Lễ cúng giao thừa thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp. 

Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới. Vì vậy, người dân làm lễ Trừ tịch với ý nghĩa để vị thần cũ giao lại công việc để thần mới tiếp nhận (trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm).

Cúng giao thừa trong dân gian như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.

Tống cựu nghinh tân mừng xuân mới

Dân an quốc thái đón thanh bình

Người ta tin rằng mọi điềm hay, dở xảy ra vào giây phút này có liên quan tới mọi sự hay, dở của tất cả thành viên gia đình trong năm mới. Trong giây phút thiêng liêng ấy, mọi người đều quên đi tất cả những điều không hay trong năm cũ để hướng đến một năm mới may mắn, bình an.

Vào thời khắc này các gia đình cùng làm lễ cúng gia tiên, quây quần bên nhau, cùng xem pháo hoa để tiễn năm cũ đón năm mới, cầu sức khỏe, may mắn tài lộc cho tất cả thành viên trong gia đình.

Nghi thức cúng giao thừa

Văn khấn giao thừa được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ Canh Tý 2020 và chuyển sang năm mới Tân Sửu 2021.

Thông thường thủ tục cúng giao thừa gồm hai mâm lễ: trong nhà và ngoài trời (lễ cúng 12 vị Hành khiển và Phán quan).Mỗi lễ cúng sẽ có mâm cỗ cúng giao thừa riêng

Lễ Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa ngoài trời được gọi là lễ cúng tiễn vi thần cựu vương hành khiển (vị thần chịu trách nhiệm coi sóc dân và cai quản hạ giới) của năm cũ đi và đón ông mới về. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có gà trống tơ luộc (có những nơi dùng thủ lợn), bánh chưng, đèn hoặc nến, vàng mã, hoa tươi, trầu cau, rượu, trà và một chiếc mũ chuồn hàng mã.

Lưu ý là tất cả các đồ cúng trong mâm cúng giao thừa cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án.

Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng

Với lễ cúng giao thừa ngoài trời, mâm lễ chỉ nên đặt ở hướng Bắc hoặc là hướng Đông tùy theo từng gia đình. Sở dĩ như vậy vì hướng Bắc là hướng để cúng Thượng Đế còn hướng Đông để cúng Thiên Tử là vua.

Cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng Thổ Công, vị thần cai quản trong nhà. Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà tương tự như lễ cúng giao thừa ngoài trời, tuy nhiên sẽ bỏ mũ chuồn. Thường thì ở một số gia đình sẽ có thêm cả các món chè như chè hoa cau, chè kho,… để cúng giao thừa.

Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng giao thừa cũng có những sự khác biệt riêng. Nếu như miền Bắc mâm cỗ rất đầy đủ các món mặn, đặc biệt không thể thiếu gà luộc thì miền Nam thì mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn với mâm ngũ quả, hoa cúc vạn thọ, lư hương, hai cây nến, giấy tiền vàng và một quả dừa tươi đã chặt sẵn.

Tùy thuộc vào điều kiện và ý muốn của mỗi gia chủ, mâm cỗ cúng trong nhà đêm giao thừa có thể là mâm cỗ mặn, ngọt hoặc cỗ chay đó là tùy tâm.

Thắp Hương Giao Thừa Ngày Tết

Thắp hương giao thừa là nghi lễ không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt. Vào thời khắc này các gia đình sẽ cùng nhau làm lễ thắp hương cúng bái gia tiên.

Một nén nhang cầu sự may mắn, bình an, gặp được nhiều điều cát lành. Dâng lên 3 nén là tượng trưng cho bầu trời, mặt đất, con người, thể hiện lòng thành tâm của gia chủ, mong muốn năm mới sẽ thuận buồm xuôi gió, hạnh phúc hơn. 5 nén nhang xin gửi đến 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Lúc này gia chủ thắp 5 nén nhang không chỉ là cầu mong riêng cho gia đình mình mà còn là cầu nguyện một năm mới bình an cho cả họ hàng, gia tộc.

Vì vậy, việc sử dụng nhang trầm trong thời khắc chuyển giao linh thiêng được xem một sự trân trọng đối với ông bà tổ tiên, thể hiện tấm lòng chân thành của mỗi gia đình. Việt Linh với tâm nguyện gửi đến mỗi gia chủ nén nhang trầm mang hương thơm và sự tinh túy nhất của đất trời trong những thời khắc linh thiêng.

Với mỗi nén nhang Việt Linh bạn thắp, chúng tôi gửi vào đó hơn cả mùi thơm riêng biệt, chính là nguồn năng lượng tâm linh. Những làn khói nhang trầm Việt Linh sẽ tỏa hương nghi ngút, dịu dàng như một sợi dây thiêng liêng gắn kết cuộc sống con người với đất trời, là cầu nối giữa con người ở trần gian với thần thánh, ông bà, tổ tiên đang ở cõi vĩnh hằng.

Những tục lệ trong đêm giao thừa

Sau khi hoàn tất thủ tục cúng giao thừa, các Ông Bà ta thường có những phong tục mà từ thôn quên cho đến thành thị ngày nay vẫn còn được xem trọng.

Xông nhà: Sau khi cúng giao thừa, nếu gia đình có người “dễ vía” sẽ đi ra nhà trước giờ cúng và khi cúng xong sẽ vào “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm vào cho gia đình. Còn nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

Lễ chùa, đình, đền: Đầu năm mới, người ta sẽ kéo nhau đi chùa, đình, đền để cầu may, cầu phúc để xin thần, khấn phật phù hộ độ trì cho bản thân, gia đình. Thường thì sẽ bốc quẻ để dự đoán vận may của mình.

Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

Hái lộc đầu năm: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta sẽ hái lộc trước cửa đình, cửa đền mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật,

Kết

Ở thời khắc chuyển giao, trong lòng mỗi con người có những khoảng lặng, ẩn sâu trong tâm hồn mình khi nhìn lại những gì được mất đã qua. Giao thừa của trời đất, giao thừa của đời người, hồn người.

Sự chuyển dịch quy luật của tự nhiên nhưng cũng là sự chuyển dịch của đời sống và của cả vũ trụ này! Một sự mong đợi đang chực chờ phía trước mà không ai có thể hiểu hết nỗi lòng mình trong phút giây giao hòa thiêng liêng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *