Đưa Ông Bà Mùng 3 Tết

Lễ Hóa Vàng Dịp Tết Nguyên Đán

Theo Phong tục thờ cúng của người Việt, lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ cúng Đưa ông bà thường được thực hiện vào ngày mồng 3 Tết Nguyên đán.
Với quan niệm “Âm dương nhị đồng nhất lý”, nghĩa là đã có mời thì phải có đưa, vì cúng vào chiều 30 Tết với mong muốn mời Tổ tiên về ăn Tết thì lễ cũng vào ngày mồng Ba là để tiễn các cụ trở lại thế giới bên kia.
Lễ phẩm giống như các món đã lễ trong các ngày Tết, chỉ thêm đĩa xôi, con gà và thay mới hương hoa, trầu cau.
Cúng Đưa xong là làm lễ hóa vàng.


Vàng mã làm bằng giấy tương tự các đồ dùng của người đã khuất lúc sinh thời. Người hóa vàng ở giữa sân hoặc ở một góc vườn sạch sẽ, thắp hương biện lễ rồi châm lửa đốt cho đến lúc tất cả đều cháy là xong.
Theo tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các hương linh dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.
Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mồng 3 đến khoảng mồng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật.

Mâm Lễ Cúng Mùng 3 Tết

Đa phần các lễ vật cúng mùng 3 như hương hoa, đèn nến, vàng mã đều đã được chuẩn bị từ trước Tết. Chỉ duy nhất mâm cỗ cúng là cần chuẩn bị mới. Đây là cỗ cúng mặn cuối cùng trong dịp Tết Tân Sửu, cần được chuẩn bị thịnh soạn, tươm tất hơn.
Chuẩn bị mâm cúng hóa vàng
Mâm cỗ cúng lễ hóa hóa vàng là cỗ chay hay cỗ mặn đều được. Với những gia đình không có điều kiện chỉ cần chén nước, cau trầu, hương hoa, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính của con cháu là được.


Đồ lễ cần lựa chọn các thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn, nhẹ nhàng, tinh khiết.
Lễ vật dâng cúng hóa vàng gồm:
-Hương nhang sạch, hoa tươi, ngũ quả
-Trầu cau, rượu trà, đèn nến, mứt kẹo
-Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn truyền thống ngày Tết

Ngoài ra, mỗi gia đình trước khi hóa vàng còn cần chuẩn bị một bạt gạo và một bát muối, rải từ nhà ra ngõ để bố thí cho tảo sinh tảo lạc để hương vàng mà gia đình hóa đốt thì ông bà tổ tiên sẽ được hưởng hết, có lệ phí về với âm cảnh, sống đầy đủ ở thế giới bên kia. Khi đốt hóa vàng thì cần hóa vàng bên bàn thờ Thổ công thần linh trước, sau đó mới đến bàn thờ gia tiên.

Làm Lễ Hóa Vàng

Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ, chỉnh trang lại ban thờ, gia chủ lên hương, thắp mỗi bát hương 3 nén, châm đèn nến sáng suốt trong quá trình cúng. Tiếp đến, kính lạy 3 lạy rồi đọc văn khấn lễ hóa vàng, trao gửi tâm nguyện đến bề trên.
Chờ hương cháy đến khoảng 2/3 nén thì có thể tiến hành xin hạ lễ để hóa tiền vàng. Nếu gia đình nào có thờ đôi cây mía khi hóa vàng đem hơ trên lửa, theo tín ngưỡng cây mía sẽ là đôi đòn gánh để các Cụ gánh tiền vàng về cõi âm và cũng là vũ khí để chống lại lũ quỷ sứ khi chúng muốn cướp tiền vàng đi.


Khi hóa vàng cần hóa riêng, đốt phần của Gia Thần trước, sau đó mới đến phần của Gia Tiên để tránh nhầm lẫn. Hóa xong vẩy lên tàn vàng chút rượu trắng, vì theo dân gian truyền lại làm như vậy các Cụ mới nhận được tiền và tiêu được số tiền đó.
Lưu ý:
Khi cúng, gia chủ thắp 3 nén nhang lên mỗi bát hương, rồi mới khấn bài khấn hóa vàng.
Ngoài những mâm lễ dâng lên ông bà thì vật phẩm không thể thiếu đó là Nhang Trầm Hương Sạch. Hương thơm trầm nhẹ nhàng, mang lại sự ấm áp cho ngày lễ tết. Một nén nhang trầm ngày mùng 3 Tết với hương thơm dịu nhẹ, thuần khiết giúp ông bà có sự đi hanh thông. Lòng thành của mỗi gia chủ cũng sẽ thể hiện qua làn khói nhang nghi ngút, như một sợi dây kết nối vô hình giữa con cháu và ông bà tổ tiên.
Nếu thắp nhang trầm giả, kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ, mà về mặt tâm linh đôi khi mọi lời cầu khẩn tiễn đưa ông bà đều không được chứng giám. Bởi vậy, trước khi trở thành một người con có hiểu, một người gìn giữ nét văn hóa trầm, hãy là một người dùng thông minh. Đặt tâm huyết vào từng nén nhang trầm truyền thống, Việt Linh luôn trân trọng những văn hóa tâm linh mà ông cha giữ gìn bấy lâu nay.


“Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương.
Phảng phất khắp mười phương. Cúng dường ngôi Tam Bảo”
Ngoài những nén nhang dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng tâm nguyện của mình thắp lên những nén Tâm hương- tức là hương từ trong tâm.

Kết

Tùy vào điều kiện cũng như phong tục, tập quán ở mỗi vùng mà các gia đình sẽ có thời gian cũng như cách thực hiện lễ cúng mùng 3 Tết khác nhau. Ngoài sửa soạn lễ vật tươi ngon, sạch sẽ cần phải đặc biệt chú ý tới việc chuẩn bị hương khói, bởi khi nén hương được thắp lên cũng là lúc những tâm nguyện, ước vọng của con người đến được với tổ tiên và các vị thần linh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *