Đưa Ông Táo Về Trời

Hăm mươi ba tháng chạp, hương trầm cùng cá chép đưa ông Táo về Trời 

Theo truyền thuyết dân gian, ông Táo là vị thần quan sát cai quản mọi hoạt động của gia chủ trong năm. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của gia đình đó. Quan trọng nhất, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, những điều dơ bẩn, bảo vệ sự bình an cho gia đình bạn.

 

 

 

 

Phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo là tín ngưỡng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Táo sẽ quay về Trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc làm tốt xấu của gia chủ trong một năm. Vì vậy, mỗi nhà đều sẽ soạn sửa đồ thờ cúng và làm cỗ cúng tiễn Táo Quân về Trời chu đáo, thắp hương ông Công ông Táo là một nghi lễ quan trọng của người Việt.

Sự tích ông Công ông Táo gắn liền huyền tích ‘hai ông một bà’

Chuyện kể lại rằng:

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Trọng Cao có vợ là Thị Nhi, cả hai ăn ở với nhau mà lâu có con nên sinh ra buồn phiền, hay cãi nhau.

Một hôm, Trọng Cao tức giận đã ra tay đánh vợ. Thị Nhi buồn bực bỏ nhà ra đi sau đó gặp và phải lòng Phạm Lang. Cả hai nên duyên vợ chồng. Khi Trọng Cao nguôi giận vợ, anh chàng lại nghĩ mình là người có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc mang theo tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao ăn xin ghé tới nhà Thị Nhi, cả hai nhận ra nhau. Thị Nhi đã rước Trọng Cao vào nhà rồi ngồi kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Đúng lúc đó, Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm lấy tro bón ruộng.

Lúc này, Trọng Cao vì sợ không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của chính mình nên đã nhào vào đống rơm để chết theo.

 

Gặp phải tình cảnh bất ngờ này, Phạm Lang không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Cả ba linh hồn của các vị này được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy cả ba đều là người có nghĩa, có tình nên sắc phong làm Táo quân, gọi chung là Định Phúc Táo quân, nhưng mỗi người lại trông giữ một việc:

Trọng Cao làm Thổ Địa, phụ trách trông coi việc nhà cửa được phong danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

Phạm Lang làm Thổ Công, sẽ trông coi việc bếp với danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quâ

Thị Nhi làm Thổ Kỳ, phụ trách trông coi việc chợ búa. được phong danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Từ đó, cả ba vị thần Táo được coi là ba vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này sẽ do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường sẽ được ghi vắn tắt là “Định Phúc Táo quân” nghĩa là thần định mọi hạnh phúc.

Đó là lý do vì sao mỗi năm, cứ đến Tết ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, ba vị thần Táo sẽ lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế về những điều tai mắt ở trần gian, về những việc làm tốt xấu của các thành viên trong gia đình trong một năm một cách trung thực, khách quan nhất.

Cách thắp hương – cúng bái ông Công ông Táo

Để tiễn đưa ông Táo một cách thật trọng thể, chu đáo, để được ông báo cáo những việc tốt đẹp của gia đình đến ông Trời, được phù hộ độ trì cho gia đình một năm mới thật nhiều bình an và phước lành, mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp luôn cần thật đầy đủ, tươm tất.

Thả một chú cá chép nhỏ tung tăng bơi lội cùng sắc đỏ cam rực rỡ, một mâm cỗ đủ đầy với con gà vàng ươm màu da, khúc giò thơm mới cắt, đĩa xôi nếp thơm bùi, ít trái cây tươi đủ màu sắc, ít bánh kẹo đầy ngọt ngào, bình hoa tươi nở rộ khoe sắc, ít tiền vàng, vật dụng hàng mã làm lộ phí đi đường, dâng lên gian thờ nơi góc bếp ấm áp, cả gia đình đã sẵn sàng để tiễn đưa ông Táo về Trời, mang theo hi vọng những những thành quả tốt đẹp của một năm nỗ lực sẽ được ông Trời chứng giám.

Bên cạnh mâm cao cỗ đầy, nén nhang là một điều không thể thiếu trong dịp lễ quan trọng này. Theo quan niệm từ ngàn đời nay, nén nhang khi được đốt lên sẽ tỏa ra những làn khói mỏng manh, nhẹ nhàng, mềm mại bay vút lên trời cao. Vì thế, trong tâm thức của người Việt ta luôn xem nén nhang là sợi dây vô hình nối thế giới trần thế và cõi Trời.

Mỗi khi đốt một nén nhang, chắp bàn tay búp sen trước ngực, người mẹ, người bà khấn thầm những ước mong về mọi sự tốt lành, cầu mong lời khấn nguyện của mình được ông Trời, chư Phật nghe thấy, chứng nhận cho tấm lòng thành khẩn mà phù hộ độ trì cho cả gia đình được bình an. Một “nén nhang thơm” sẽ giống như gió, làn khói hương trầm bay nghi ngút lên cao gửi gắm những ước vọng tốt đẹp gửi đến thần linh một cách thành tâm nhất sẽ luôn được toại thành

Trong các loại nhang, nhang Trầm được xem là loại nhang cao cấp và linh thiêng nhất. Bởi lẽ, nhang Trầm được làm nên từ gỗ Trầm hương, loại gỗ quý hiếm của đất trời. Trầm hương là loại gỗ quý, được tích tụ linh khí của đất trời qua hàng ngàn năm nơi rừng thiêng nước độc để hình thành nên mùi hương độc nhất. Dâng lên bàn thờ nén nhang Trầm hương cũng là dâng lên cõi Trời những gì tinh túy và đẹp đẽ nhất, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu cõi trần thế.

Đặc biệt, nhân dịp Tết Qúy Mão 2023 đã về rất gần, Nhang Trầm Việt Linh trân trọng mang đến chương trình  sản phẩm nhang Trầm hương để ngày Tết thêm trọn vẹn .

Ngửi mùi nhang trầm, cùng nhau thả cá, mong cầu bình an,…trong thời tiết se lạnh là những thứ rõ nhất giúp cảm nhận xuân sắp về. Với mỗi nén nhang trầm Việt Linh mà gia chủ thắp, chúng tôi gửi vào đó hơn cả mùi thơm riêng biệt, chính là nguồn năng lượng tâm linh.

Đồ lễ cúng ông công ông Táo

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Ở mỗi miền lễ vật cũng có khác. Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Bên cạnh mũ áo, cá chép, tiền vàng, khi chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo, bạn còn cần làm mâm cỗ mặn. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự chỉn chu, trang trọng nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm những đồ cơ bản sau:

1 đĩa gạo

1 đĩa muối

Gà luộc ngậm hoa hồng hoặc thịt lợn luộc

1 bát canh mọc hoặc canh măng

1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò

1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

1 đĩa chè kho

1 đĩa hoa quả

1 ấm trà sen

3 chén rượu

1 quả bưởi

1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa cúc – hoa đào

Tùy theo từng văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế cũng như khẩu vị mà các gia đình có thể tùy chỉnh các món ăn trong mâm cúng sao cho phù hợp

Người xưa có câu: “Nhất thiết duy tâm tạo”. Có nghĩa là, sự tưởng nhớ, tôn kính nên xuất phát từ tâm thành chứ không nên quá vin vào những vật hình thức. Mỗi nén nhang Việt Linh thắp lên thông qua bài văn khấn sẽ gửi vào đó là những lời thỉnh cầu đến các bậc bề trên.

Cúng ông Công, ông Táo bàn thờ hay dưới bếp là đúng nhất?

Theo phong tục dân gian, thì khu vực đẹp nhất để cúng ông công ông táo là bếp và có lửa sẽ càng tốt. Theo quan niệm này, bếp là nơi nấu ra thức ăn để mọi người trong gia đình có nguồn năng lượng dồi dào. Vì vậy, thắp hương ông Công ông Táo trong bếp để cả nhà sẽ quanh năm no ấm.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, thì người lớn nhất trong nhà sẽ đứng ra thực hiện nghi lễ, thắp 9 nén nhang và lễ 9 lễ. Sau khi cúng xong, gia chủ lễ 9 lễ và lùi về sau.

Lễ cúng ông Công ông Táo nên diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi cúng xong, các gia chủ có thể tiến hành bao sái ban thờ, tỉa chân nhang mà không phải lo động bát hương bởi lúc này các vị thần tạm thời vắng nhà. Mỗi chân nhang là sự thành tâm, là những lời nguyện cầu của con người. Hóa chân nhang cũng nhằm đưa những lời nguyện cầu đến gần hơn với chư vị thần linh cõi thiên đình.

Những kiêng kỵ trong cách cúng ông Táo về trời?

  1. Không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12 giờ trưa ngày 23

Sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời và bẩm báo lại tình hình với Ngọc Hoàng. Lễ cúng ông Táo về trời cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

  1. Đặc biệt, không nên cầu tiền tài

Theo một số quan điểm, khi cúng ông Táo, không nên xin vật chất tiền tài. Bởi vì cúng Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân những điều bình an.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *