Những Điều Kiêng Kỵ Trong Ngày Lễ Tết Nguyên Đán

Đầu năm kiêng kỵ gì?

Trong văn hoá của người Việt ta, ngày Tết được xem là ngày rất quan trọng. Để có một năm mới thuận lợi, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn nên ông bà ta đã có những kiêng kỵ trong những ngày này.

  • Không quét nhà: Quan niệm dân gian của người Việt cho rằng nếu ngày mồng 1 anh/chị quét nhà tức là quét hết may mắn và tài lộc của cả năm ra khỏi nhà.
  • Không cho lửa đầu năm: Lửa có màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc và tài lộc. Chính vì thế lửa được xem là vận may lớn nhất trong ngày tết âm lịch của người Việt. Việc đầu năm mới đi xin lửa được xem là lấy đi vận may của người khác. Thế nên khi đến nhà ai đó chúc tết, nhất là những người đàn ông hãy tự chuẩn bị cho mình một chiếc bật lửa.
  • Không mặc trang phục có màu trắng và đen: Bởi hai màu này có liên quan đến sự tang tóc, đau thương. Nếu ngày đầu năm mới, mặc quần áo với hai màu này thì cả năm sẽ xảy ra sự mất mát, đau thương và u buồn.
  • Không làm đổ bể các đồ vật: Bởi theo quan niệm dân gian, ngày tết mà các vật như chén, ly, gương,… thì trong năm gia đình sẽ xảy ra nhiều chuyện bất hòa dẫn đến sự chia ly, đổ vỡ.
  • Không cho nước đầu năm: Nước được xem là biểu tượng của tiền tài, may mắn chính vì thế ngày đầu năm mới đi xin nước được xem là điều kiêng kỵ ngày tết. Ngày đầu tiên của năm mới mà cho nước chính là cho đi may mắn, tài lộc và tiền tài. Do đó, năm mới các quý hữu nên đến chùa xin nước với mong muốn một năm tràn đầy tài lộc và may mắn.
  • Không cãi nhau: Tết là thời khắc thiêng liêng nhất trong năm, chính vì thế các quý hữu nên giữ cho hòa khí gia đình luôn được vui vẻ và ấm áp. Tránh những lời nói ồn ào và to tiếng gây ảnh hưởng đến không khí gia đình. Vì thế, và những ngày này nên trao cho nhau những lời nói tốt đẹp và hòa nhã để năm mới đón nhiều điều ngọt ngào và may mắn.
  • Không mượn tiền và không vay tiền: Việc vay mượn tiền người khác đầu năm sẽ khiến cho các quý có một năm túng thiếu và không tích lũy được nhiều tiền. Còn việc cho người khác vay tiền sẽ dẫn đến việc tiền bạc bị phân tán, không được may mắn và phát đạt.
  • Không cắt tóc, cắt móng mùng 1 Tết: Theo quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay cắt móng chân vào ngày mùng 1 sẽ xảy ra những điều xui xẻo, kém may mắn.
  • Không mai táng ngày mùng 1 Tết: Tết âm lịch được xem là ngày lễ vui nhất và có ý nghĩa thiêng liêng nhất trong năm. Nếu gia đình có người mất vào ngày 30 tết thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, kiêng để sang mùng 1 tết. Còn nếu gia đình có người mất vào đúng ngày mùng 1 thì chưa phát tang vội mà phải để qua ngày khác. Những gia đình có tang không nên đi chúc tết tránh tạo mang lại điều xui xẻo cho gia đình khác. Ngược lại, bà con láng giềng nên đến những gia đình đó chúc tết để chia sẻ nỗi buồn của họ.
  • Không xuất hành mùng 5 Tết: Ngày mồng 5 được coi là ngày tam nương nên ca dao tục ngữ cưa có câu: “Mùng năm, mùng bốn, hai ba đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn”. Người Việt cho rằng ngày mùng 5 là ngày không thích hợp cho việc đi chơi xuân.
  • Không nên ăn các món như: Mực, thịt chó, cá mè, tôm, trứng vịt lộn, thịt vịt,… Vì ăn những món này sẽ không may mắn trong ngày đầu năm mới.
  • Không nên mua những món ngày đầu năm như: Dao, kéo, thớt, chày, cối, quần áo,… Vì những món đồ này được xem là rước tai họa vào nhà gây nên chuyện đau thương, chia lìa,….
  • Không đánh thức người đang ngủ: Bởi việc đánh thức người khác không chỉ khiến cho tâm lý của người nằm ngủ trở nên bực tức khó chịu. Mà còn làm cho cuộc sống của người đang nằm luôn bị thúc giục trong năm.
  • Không giặt áo quần vào mùng 1 và mùng 2 Tết: Theo tín ngưỡng dân gian thì mùng 1 và mùng 2 tết là ngày sinh của Thủy Thần. Vì vậy, các quý hữu không nên giặt quần áo vào hai ngày này để tránh việc mạo phạm đến Thủy Thần. Việc làm cho thần tiên tức giận sẽ dẫn đến xui xẻo cho gia đình.
  • Không ăn đuôi cá: Người dân Việt cho rằng nếu ăn cá chép trong những ngày đầu năm mới thì công việc, học hành trong năm đó sẽ được thăng tiến và thuận lợi. Tuy nhiên người ta thường không ăn phần đuôi cá, như thể hiện mong muốn để mọi thứ luôn được dư thừa có của ăn của để.
  • Không vỗ vai, quàng tay người khác: Bởi nhiều người cho rằng, vỗ vai và quàng vai trong những ngày đầu xuân năm mới sẽ khiến người khác bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về đường tình duyên hay hạnh phúc gia đình,…
  • Không ăn dở, bỏ thừa: Nếu không muốn có một năm bị đói khát và nghèo túng thì các quý hữu không nên bỏ phí thức ăn. Cơm không được để thừa nếu không tương lai sẽ lấy phải người vợ hay chồng bị rỗ nặng. Việc ăn thừa bỏ dở không chị là điều kiêng kỵ gây ảnh hưởng đến phong thủy trong gia đình mà còn là thói quen xấu cần phải bỏ. Lúc ăn cơm, không để đũa chống vào bát, vì như vậy sẽ làm chậm trễ trong mọi việc, chuyện làm ăn buôn bán sẽ bị thua lỗ nặng.
  • Không nói điều xui xẻo: Những lời nói xui xẻo không chỉ khiến cho gia đình gặp những điều không may mắn mà còn làm cho tâm trạng của mọi người trở nên khó chịu và bực bội. Chính vì thế, nên sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng và mềm mại hơn trong những ngày đầu năm.
  • Không đổ rác ngày mùng 1: Theo quan niệm truyền thống của người Việt thì việc đổ rác trong ngày đầu tiên của năm mới được xem là việc đuổi thần tài đi. Điều này sẽ khiến cho gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *