Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Ngày Tết

Phong tục thờ cúng tổ tiên ngày tết đã đi sâu vào cõi lòng của người Việt từ bao đời nay, cứ mỗi độ Tết đến thì trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình đều đầy ắp hoa quả, đồ thờ cúng để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.

Nét Đẹp Văn Hóa Người Việt

“Con người có tổ, có tông

Như cây có cội như sông có nguồn”

Từ khi xã hội con người ở chế độ mẫu hệ thì tín ngưỡng về ông bà, tổ tiên đã xuất hiện. Cho nên chúng ta thấy được rằng việc thực hành thờ cúng đã có từ rất sớm và trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người Việt.

Trải qua quá trình giao giữa các nền văn hoá trong khu vực thì việc thờ cúng ông bà, tổ tiên vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. Tuy nhiên, với mỗi tôn giáo, tư tưởng của mỗi gia đình cũng có sự thay đổi về hình thức mâm lễ.

Đối với người Việt, phong tục thờ cúng gia tiên đã trở thành một tín ngưỡng truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Nó là một hiện tượng mang tính lịch sử- xã hội:” uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống người dân Việt.

Đặc biệt chữ hiếu được đề cao và đặt hàng đầu, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Tục thờ cúng ngày Tết

Phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết.

 

Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới

Sáng mùng 1 Tết là cúng nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng tịch điện, tức là cúng cơm chiều.

Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là chiêu điện, buổi chiều cúng tịch điện

Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng tạ ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.

Với quan niệm vong hồn gia tiên luôn ở gần mình, người sống như được tiếp xúc với tổ tiên qua việc thờ cúng. Nên việc thờ cúng tổ tiên ngày Tết bao giờ cũng do người con trưởng đứng ra làm chủ lễ trong gia đình.

Với ngày Tết Nguyên đán người con trưởng là trung tâm của sự quy tụ các thành viên trong gia tộc, nên sau khi đồ lễ được đặt lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp đèn, hương rồi lễ 4 lễ, 2 vái trước ban thờ, khấn từ vị tổ từ 5 đời trở xuống đến cha mẹ.

Hương nhang – Nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt 

Trong những dịp lễ Tết hay có những việc trọng đại của gia đình thì việc thắp hương đã thành thông lệ, ăn sâu vào đời sống của những người dân Việt Nam. Đốt 1 nén hương là “tâm hương”, thể hiện sự đốt cháy niềm tin vào những ước vọng trong sự thờ cúng. Đốt 3 nén hương thể hiện cho khái niệm tam tài “thiên, địa, nhân” là trời, đất và con người trong mối đồng giao cộng cảm.

Nén nhang chính là cầu nối tâm linh giữa 2 thế giới của người đang sống và người đã khuất. Nén nhang luôn hiện hữu ở mỗi gia đình nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên. Một nén nhang được thắp lên cũng chính là tấm lòng của con cháu đối với các bậc tổ tiên. Người xưa có câu:

“Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”

Nó mang ý nghĩa, kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc đã khuất như đang còn sống, lúc mất cũng như lúc còn sống, ấy là trọn đạo chữ Hiếu. Mỗi nén nhang thắp lên là 1 tâm ý mà gia chủ muốn gửi gắm đến ông bà, tổ tiên. Vậy làm sao những lời thỉnh cầu ấy có thể đến được với các bậc bề trên?

Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để nhớ đến sự vô thường. Vô thường tức là không vĩnh viễn – tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt cháy, ngắn ngủi vô thường như thời gian của nén hương.. tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.

Chúng ta biết rằng, thế giới tâm linh là một nơi thanh thuần, khiết tịnh, không vướng bụi trần. Thấu hiểu điều đó, Việt Linh với tâm nguyện đưa đến sản phẩm nhang trầm không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn là cầu nối tâm linh thuần khiết, gửi gắm những tâm ý cõi trần.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhang với giá thành rẻ nhưng nhang trầm hương “sạch” vẫn luôn được ưu ái bởi hương thơm đặc trưng. Khi mua hương để thắp chúng ta cần phải chọn những loại hương được làm từ chất liệu tự nhiên, không độc hại để khi đốt hương đảm bảo sức khỏe cho con người.

Nhang Trầm Việt Linh – Địa chỉ cung cấp nhang trầm hương đáng tin cậy

Hiện nay, Việt Linh là đơn vị có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu nhờ vào những nỗ lực trồng và chăm sóc rừng trầm 30 năm tuổi. Nhờ đó, chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm trầm hương nguyên chất, không lẫn tạp chất hoặc chất hóa học gây hại, thích hợp cho nhu cầu sử dụng nhang trầm hương cùng các chế phẩm từ trầm của khách hàng.

 

Dựa trên những đặc trưng vừa kể trên, nhang trầm hương sẽ là loại nhang lý tưởng trong tín ngưỡng cũng như dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Nói cách khác, nhang trầm hương sẽ góp phần không nhỏ trong việc duy trì nét đẹp văn hóa và niềm tin tâm linh của người Việt.

Và khi thắp hương trên bàn thờ gia tiên hay bất cứ ở đâu các bạn cần phải lưu ý những điều sau đây.

– Khi thắp hương thì nên cắm nén thẳng đứng, chứ không nên cắm lệch, xiên.

– Khi thắp hương nếu không may bị tắt, thì nên để nguyên nén hương ở vị trí đó và đốt tiếp cho hương cháy hết là được.

–Không được dùng hương giả cắm vào bát hương, cũng không nên lạm dụng đốt hương quá nhiều, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.

Kết

Nén hương đã không còn là một vật phẩm hữu hình mà đã trở thành một vật phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *