Ý Nghĩa Lễ Cúng Tất Niên Của Người Việt

Bữa cơm tất niên lưu giữ những giá trị của tết Việt

Tất niên là gì?

Theo tiếng Hán, “Tất” nghĩa là xong, “niên” là năm. Chính vì vậy, Tất niên nghĩa là kết thúc 365 (hoặc 366) ngày trong năm.

Ngày tất niên là ngày cuối cùng của năm và cũng là ngày kết thúc năm cũ. Ngày này thường rơi vào 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Mâm cúng tất niên sẽ là bữa cơm tổng kết để nhìn lại một năm đã qua, mọi người cùng đón giao thừa và chào mừng năm mới.

Vẫn còn nguyên nếp tết quê

Tất niên con cháu cùng về đoàn viên.

Trên bàn thờ của gia tiên

Là mâm ngũ quả nhang đèn hương hoa.

Nét độc đáo bữa cơm Tất niên 3 miền – bữa cơm của sự sum vầy

Bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam mang ý nghĩa tư tưởng của mỗi người khi xuân về. Mùi Tết ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào. Không chỉ có vậy bữa cơm tất niên còn có nhiều ý nghĩa tâm linh.

Mâm cúng tất niên 3 miền có những nét riêng, nhưng nhìn chung vẫn có những món ăn cơ bản mang màu sắc đặc trưng của văn hóa Việt.

Phong tục ở miền Bắc

Người Bắc quan niệm mâm cúng tất niên thường có 4 bát 4 đĩa được bày trên mâm. Đĩa cúng bao gồm thịt gà, giò, chả quế, thịt lợn và đĩa xôi gấc để cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn. Các bát trên mâm cúng gồm có: chân giò hầm măng, canh bóng thả, miến dong và mọc nấm thả.

Nhiều gia đình còn biến tấu mâm cúng với nhiều món ăn khác nhau, nhưng đều mang đậm hương vị đặc trưng của miền Bắc như: thịt đông, nem rán, nộm, gà tần, món g giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, mọc, nộm và dưa hành muối.

Phong tục ở miền Trung

Ở miền Trung, mâm cúng thì tùy theo hoàn cảnh sẽ có món mặn gồm thịt heo, thịt gà, hoặc cả hai loại, các món xào, canh,…Gia đình nào tươm tất thì có thêm đĩa bát miến Huế, đĩa thịt đông, chả Huế, đĩa dưa món, bát canh măng khô, đĩa cá chiên,… Sau khi cúng Tất niên, cả gia đình thường quây quần bên nhau trong không khí ấm áp, rộn ràng bên nồi bánh chưng, bánh tét.

Phong tục ở miền Nam

Thông thường, một mâm cúng tất niên ở miền Nam bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).

Nếu cỗ mặn sẽ bao gồm: đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.

Dù trải qua giai đoạn nào thì mâm cúng Tất niên vẫn giữ nguyên nét truyền thống của người Việt ta, quan trọng là tấm lòng thành của mỗi gia chủ dâng lên tổ tiên thì chỉ cần 1 nén nhang cũng đã là quý.

Trầm hương trong ngày Tất niên

Thời tiết cuối năm rét ngọt, thoảng trong không gian mùi nhang trầm, giật mình, Tết đến rất gần.Trời càng lạnh, mùi trầm hương càng ấm áp kéo “lòng người” xích lại gần nhau, một nén nhang trầm hương Việt Linh đốt trên ban thờ, những làn khói trắng hòa vào không gian như mọi ưu phiền nhọc nhằn của năm cũ tan biến

Thật kỳ lạ, cũng mùi nhang trầm đó, nhưng hương nhang ngày thường khác mùi nhang trầm Tết, lại càng khác mùi nhang trầm khi giáp Tết. Nếu hương trầm ngày thường mang hương thơm thư thái, an nhiên và sự tin tưởng thì hương trầm ngày Tết lại có sự sum họp đầm ấm, linh thiêng một cách kỳ lạ. Hương trầm ngày 30 Tết còn có thêm sự nôn nao mong chờ, có chút khấp khởi nhưng cũng có chút chùng chình níu giữ giữa cũ và mới, đặc biệt khi mùi trầm hương hòa vào cùng hương thơm của lá mùi già và hăng hắc của mùi gỗ cháy dưới đáy nồi bánh chưng.

Đèn nến, mâm ngũ quả, bánh trái, mứt kẹo cũng đã bày biện sẵn từ trước. Khói nhang trầm Việt Linh nôn nao như đưa mọi người về với những cái Tết xưa, cảm giác lặng lẽ trong mùi nhang trầm hư ảo.

Những ngày giáp Tết, Nhang Trầm Việt Linh đang trau chuốt đến nhưng công đoạn cuối cùng để gửi gắm sản phẩm của mình đến mọi gia đình. Nhang Trầm Việt Linh như sợi dây gắn kết tình thân, gợi nhớ những nhớ thương của mùi…sum họp! Nén hương trầm tỏa ngát trong mâm cúng Tất niên làm cho những người con xa xứ thấy ấm lòng hơn trong không khí như một gia đình…

 Quanh năm suốt tháng tất bật với những lo toan bộn bề của cuộc sống, chẳng mấy khi có thời giờ mà ngẫm ngợi, nhớ nhung. Cho nên ngày cuối năm, thắp nén tâm hương, dùng bữa cơm tất niên là dịp để toàn thể gia đình ông bà cha mẹ con cái gặp nhau ngày cuối năm cùng nâng ly rượu sum họp sau một năm vất vả lao động kiếm sống, gắn kết thêm cái tình cảm gia đình. Khói hương trên bàn thờ khiến hồn lắng lại, mọi người như được sống với những kỷ niệm êm đềm, những yêu thương ấm áp. Bao nhiêu ưu tư, phiền muộn bỗng tan biến hết. Lòng trẻ lại, nhẹ nhõm, thanh thản.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *