Phân tích các yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong kinh doanh
Là một người làm kinh doanh thì chắc chắn không còn xa lạ gì với cụm từ:“ Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Vậy những yếu tố phong thủy này tác động như thế nào đến việc kinh doanh ?
Kinh doanh là một ngành nghề luôn tiềm ẩn những rủi ro không lường trước, đòi hỏi người kinh doanh phải am hiểu về ngành nghề, về kĩ thuật, mong muốn và phán đoán của khách hàng cũng như những tình huống có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, mua bán.
Tuy nhiên đôi khi việc kinh doanh có tốt đẹp hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Ứng dụng yếu tố “Thiên Thời” cho doanh nghiệp thế nào?
Thiên thời – dễ hiểu thì đấy chính là “đúng lúc đúng thời điểm”.
Có nhiều người hiểu thiên thời chính là: Cơ hội trời ban?. Nhưng thực thế hiểu vậy chưa hết ý nghĩa. Để hiểu rộng hơn, ta nên tập trung vào chữ thời. Mọi việc nên được làm ĐÚNG LÚC, ĐÚNG THỜI ĐIỂM đó mới là việc làm mang đến hiệu quả cao.
- Xác định thiên thời của từng ngành kinh doanh theo năm, theo quý, theo tháng. Từ đó, có thể đưa ra định hướng thay đổi theo mỗi năm để có các mục tiêu phát triển phù hợp.
- Giúp xây dựng mô hình, chiến lược kinh doanh và cách triển khai kế hoạch kinh doanh theo năm, quý và tháng phù hợp với sự phát triển của ngành nghề kinh doanh hiện tại của công ty.
- Giúp có cơ sở để đưa ra chiến lược đầu tư gia tăng giá trị tài sản công ty. Ngoài ra, còn có thể đưa ra các phương pháp huy động tài chính hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Giúp định hướng các vấn đề về nhân sự, thương hiệu, nguồn vốn, nguồn hàng, sản phẩm, chiến lược kinh doanh. Qua đó, tối ưu khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp.
- Giúp đặt tên thương hiệu, tên sản phẩm sao cho phù hợp với ngành kinh doanh. Nhờ đó, tạo tính cạnh tranh cao so với đối thủ
- Tạo lập hệ thống nhận diện thương hiệu như: Logo, vật phẩm quảng cáo, Website, Namecard, bao bì nhãn hiệu. Tất cả đều phải chuẩn theo phong thủy và dịch lý.
Ứng dụng yếu tố “Điạ Lợi” thế nào?
Lợi ở đây tức là lợi thế. Trước khi làm một việc gì đấy, đặc biệt là nếu muốn bắt tay vào công việc kinh doanh, ta cần phải đặt câu hỏi: Ta có lợi thế nào về lĩnh vực này, sản phẩm này? Không có lợi thế, bạn rất khó thành công.
- Kiểm tra năng lượng Bovis và năng lượng REIKI của công ty tốt hay xấu. Từ đó, đưa ra, cách xử lý, cách gia tăng chỉ số năng lượng Bovis.
- Giúp bày trí văn phòng của lãnh đạo theo chuẩn phong thủy sao cho nâng cao tư duy và quản trị tốt.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho các phòng ban riêng biệt và nhân viên hợp theo mệnh và bố cục bát trạch trong công ty.
- Tư vấn về màu sắc trong văn phòng sao cho phù hợp ngành kinh doanh. Giúp tạo nhận diện tốt từ khách hàng.
Ứng dụng yếu tố “Nhân Hòa” trong kinh doanh thế nào?
Quan hệ trong kinh doanh có hai hình thức cơ bản: Cạnh tranh hay hợp tác.“Buôn có bạn – bán có phường” là bản chất của chữ “Hòa” trong kinh doanh.
Rõ ràng hợp tác luôn quan trọng hơn cạnh tranh, hòa luôn quan trọng hơn chiến.
Yếu tố này giúp:
- Chọn người cộng sự, đối tác kinh doanh, nhà đầu tư phù hợp với chủ doanh nghiệp.
- Giúp xây dựng mục tiêu kinh doanh, Marketing cho từng thời kỳ, giai đoạn.
- Giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo chuẩn hiện đại và tạo nên năng lực cạnh tranh tích cực.
- Giúp xây dựng hệ thống quản lý (KPI). Từ đó có cơ sở để đánh giá nhân sự trong kinh doanh trong từng tháng.
Đấy là ý nghĩa của câu Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Là một người làm kinh doanh, bạn cần xem xét đến những yếu tố này để có được những bước đi đúng đắn và quyết định sáng suốt cho con đường tương lai của bạn. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Mộ Phạm Bổn Thân Đoạn Pháp – Thế Mộ Hung Hiểm Cần Tránh
Phong thủy âm trạch có ảnh hưởng đặc biệt tới cuộc sống của con cháu trong...
7 Nguyên Tắc Vàng Về Phong Thủy Quán Cafe Để Luôn Đông Khách
Nhiều người mở quán kinh doanh đồ uống nhưng lại không hề quan tâm đến...
Phong Thủy Nhà Hàng Cần Nắm Vững Giúp Kinh Doanh Đông Khách
Phong thủy không tốt ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh nhà hàng? Phong...