Đất Có Thổ Công Sông Có Hà Bá Là Gì ?

Đất Có Thổ Công Sông Có Hà Bá Là Gì

Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá là câu ngạn ngữ có từ rất lâu đời và được truyền miệng đến ngày nay. Ý nghĩa của câu “Đất có Thổ Công sông có Hà Bá” được hiểu nôm na là:

  • Đất có thần đất cai quản (Đất có thần Thổ Công trông coi và quản lý)
  • Sông có thần sông cai quản (Sông có thần Hà Bá trong coi và quản lý)
Thổ công là vị Thần cai quản đất
Thổ công là vị Thần cai quản đất

Theo quan niệm dân gian với mầu sắc tâm linh thì trước kia ông cha ta muốn nhắn nhủ rằng: “Ở đất (đồng bằng) thờ Thổ Công, ở Sông (hay gần Sông, Biển) thì thờ Hà Bá“. Ý nghĩa đó vẫn còn giá trị nội dung đó đến ngày nay.

Tuy nhiên xã hội hiện đại ngày nay thì câu ngạn ngữ Đất có Thổ Công sông có Hà Bá chủ yếu được hiểu theo nghĩa bóng là: Mỗi Khu vực sẽ có một tổ chức hay cá nhân đứng đầu về một lĩnh vực (một số lĩnh vực còn sử dụng từ nóng là “Trùm”)

Hà Bá vị thần cai quản sông nước

Ví dụ: Xã A, huyện B trong nghề Thiết kế kiến trúc thì Công ty AB là đứng đầu, muốn hỏi về thiết kế xây dựng thì không đơn vị nào vượt qua được. Nói về Bất động sản thì phải nhắc đến Công ty AS…

Hay nói về ngành nhựa tái chế thì phải nhắc đến làng Khoai ở Hưng Yên…

Như vậy Đất có Thổ Công sông có Hà Bá thông thường được hiểu là: Bất cứ ở đâu, ở nơi nào cũng có chủ, có người quản lí, không được vi phạm quyền làm chủ của họ. Ngoài ra còn được hiệu rộng hơn là: Mỗi khu vực, mỗi vị trí sẽ có một người (một tổ chức) đứng đầu thâu tóm, chi phối trong một lĩnh vực nào đó. Đặc biệt là trong nghề bảo kê, cho vay nặng lãi … thì càng thể hiện rõ ý nghĩa của câu nói trên.

Nguồn Gốc Của câu “Đất Có Thổ Công Sông Có Hà Bá

Như đã nói ở trên:

  • Thổ Công là vị Thần Đất cai quản và được nhiều người tôn kính cúng dường như một người hộ trì cho gia trạch, chiêu tài vượng khí cho gia chủ sinh sống tại đó.
  • Hà Bá là người cai quản sông nước và có địa vị ngang như Thần Tài – Thổ Địa trong Đạo giáo. Mặc dù là một vị Thần trấn giữ mọi nguồn nước nhưng Hà Bá thường được các khu vực địa phương có thổ nhưỡng sông nước, biển lớn chú trọng thờ cúng hơn so với khu vực đồng bằng thông thường.

Về nguồn gốc của “Đất có Thổ Công sông có Hà Bá” thì có các điển tích như sau:

Chuyện thứ nhất về Đất có Thổ Công sông có Hà Bá

Trong giai đoạn thời bình của nước Nam, có một con yêu quỷ giáng thế và nó nhận thấy tại hạ giới Hà Bà cai quản một vùng nhỏ sông nước nhưng Thổ Công lại được cai quản vùng đồng bằng thổ nhưỡng màu mỡ. Nhận thấy điều này, yêu quỷ đã đem lòng tà ác muốn xâm chiếm mỗi vùng hai vị Thần cai quản một phần nên đã ngỏ ý muốn xin Thổ Công cho bản thân được xây dựng một tòa thành nhỏ cho riêng mình và được chấp thuận.

Nhưng vì bản tính của loài yêu quỷ muốn chia rẽ sự phân quyền của hai vị Thần, nó khi cho xây dựng thành không cúng bái lễ tạ Hà Bá khiến vị Thần cai quản sông nước nổi giận.

Vì vậy Hà Bà liền cho nước chảy theo mạch nước ngầm vào lòng đất vào trong tòa thành của yêu quỷ, khiến tòa thành xây dựng đến đâu liền bị nước chảy xói mòn chân thành. Phía vị thần Thổ Công cũng nhanh chóng nhận ra điều không phải, liền lấy đất chắn lại mạch nước ngầm của Hà Bà.

Sau đó là cơn thịnh nộ của hai vị Thần cai quản đất và nước liên tục nổ ra khiến dân tình kiệt quệ, đất đai và cây cối ngổn ngang vỡ vụn, sau khi quá mệt mỏi thì hai vị Thần mới sức nhận ra đầy là trò ly gián của con yêu quỷ kia.

Khi xảy ra cuộc chiến long trời lở đất hai vị Thần đã cùng thốt lên rằng: “Đất có Thổ Công sông có Hà Bá” và câu nói được khởi nguồn bắt đầu từ đó.

Chuyện thứ 2 về Đất có Thổ Công sông có Hà Bá

Một hôm, con quỷ từ trên trời xuống thấy Thổ công thì cai quản một vùng rộng lớn, còn Hà bá chỉ cai quản một vùng nước chạy quanh vùng của Thổ công. Con quỷ mới nảy ra ý đồ định chiếm ngự một phần sông, một phần đất ở vùng này để đắp luỹ xây thành làm thuỷ tổ của quỷ. Nó gặp luôn Thổ công, xin cho được xây thành. Được Thổ công đồng ý, thế là nó xây. Trước khi xây nó không làm lễ tạ nê Hà bá tức lắm. Hà bá bèn phái cho nước chảy vào đất theo mạch nước ngầm. Hễ thành cứ xây được đến đâu, là nước lại xói mòn nên thành lại bị đổ.

Thổ công thấy nước xâm phạm đến địa phận của mình cai quản, giận lắm, bèn nói rằng:

– Ta đây là đất, mà đất thì “Thổ công khắc thuỷ”. Ta há lại để cho nước lấn ta sao?

Rồi Thổ công sai dân sự đến, cứ thấy nước ở đâu là lấy đất chắn ngang, không cho nước chảy lan ra được nữa.

Lúc này ở dưới thuỷ phủ, thần Hà bá thấy nguồn nước của mình bị tắc, lấy làm bực bội, nói rằng:

– À, cái lão này cậy người tại bộ, lấy cái lẽ “Thổ khắc thuỷ” để triệt hại ta. Nhưng ta đây sẵn có thuật “Thuỷ phá thổ”. Đời nào ta lại thua gã.

Nói rồi, Hà bá dần dần dâng cho nước lên cao, đánh vỗ vào đất, là cho đất phải long lở tan ra mà trôi cả xuống nước. Đánh nhau như thế làm cho dân tình kiệt quệ, đất lở, cây cối ngổn ngang, nước sông đục ngầu. Cuối cùng cả hai mệt mỏi, mới nhận ra là con quỷ làm bậy bạ.

Hai thần gặp nhau thoả thuận. Hà bá nói:

– Ta Thần Sông, cai quản sông, kẻ nào xâm phạm sông của ta thì ta khắc trị.

Thổ công cũng nói:

– Ta Thần Đất, kẻ nào xâm phạm đất của ta thì không xong với ta. Ta với ngươi không dính líu gì với nhau, không đánh nhau nữa, mà sinh lở đất, cây cối lụi tàn, lũ lụt ngập nhà! Rồi cả hai cùng nói: “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”.

Theo “Ông Thổ công và ông Hà bá” – “Truyện cổ nước Nam” – Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc. NXB Văn học, 2003

Ý Nghĩa Của Đất Có Thổ Công Sông Có Hà Bá

Đất Có Thổ Công Sông Có Hà Bá ngoài thông điệp mang tính giáo dục về ý thức tâm linh trong văn hóa của người Việt Nam thì còn nhắc nhở ta về việc chủ quyền của mỗi vị trí, mỗi khu vực rộng hơn là mỗi quốc gia…

Không dừng lại đó, theo góc nhìn phong thủy câu ngạn ngữ còn nhắc nhở ta về nguồn gốc, nguồn cội và truyền thống thờ cúng nhớ ơn chư vị Thần Linh cũng như hội đồng gia tiên quyến thuộc.

Tổng Kết

Như vậy Đất Có Thổ Công Sông Có Hà Bá không chỉ nhắc nhở chúng ta về chủ quyền, chủ quản của mỗi vị trí, khu vực ngoài ra còn có ý nghĩa trong cuộc sống, làm ăn hàng ngày… Mỗi việc, mỗi nghề cần tìm đúng nơi đúng chỗ để giải quyết…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *