Theo phong thủy, mỗi ngôi nhà sẽ có ba nhân tố tối quan trọng quyết định tới sự hưng thịnh của gia chủ và đó chính là “Dương Trạch Tam Yếu”. Vậy khái niệm “Dương trạch Tam yếu” là gì? Vai trò và ứng dụng của Dương Trạch Tam Yếu trong phong thủy? Các bạn cùng Phong Thủy Việt Linh điểm qua bài viết dưới đây.
Dương Trạch Tam Yếu là gì?
Dương Trạch là khái niệm chỉ nhà ở của người sống, vậy Tam Yếu là gì? Theo phong thủy, thì trong một ngôi nhà ở gồm có ba không gian chính, bao gồm: cổng nhà, bếp và phòng ngủ. Do đó mới người ta mới gọi nó là Dương Trạch Tam Yếu hay Dương Cơ Tam Yếu, tức chỉ ba điểm trọng yếu này.
Cũng giống như Bát Trạch Minh Cảnh, Dương Trạch Tam Yếu cũng được chia thành 8 cung Bát Quái với hai nhóm chính gồm Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch:
- Đông Tứ Trạch gồm các cung như Khảm, cung Ly, cung Chấn và cung Tốn.
- Tây Tứ Trạch gồm các cung như cung Càn, cung Đoài, cung Cấn và cung Khôn.
Các nhân tố cấu tạo nên “Dương trạch Tam yếu” sẽ đảm nhận những công năng khác nhau, phục vụ cho sinh hoạt trong một ngôi nhà. Trong đó, Môn (cổng) là nơi để ra vào, phòng ngủ chủ chỉ về nơi ở (nghiêng về sự thư giãn nghỉ ngơi) còn bếp chủ về nấu nướng- nơi chúng ta lưu trữ, bảo quản cũng như chế biến đồ ăn.
Mối quan hệ của Trạch Tam Yếu Với nhà ở
Trong lĩnh vực phong thủy hiện nay có rất nhiều trường phái, đơn giản nhất đó là Bát trạch, Huyền không Phi tinh, Dương trạch Tam yếu và Tam hợp. Mỗi trường phái đều sẽ có những phép tính phong thủy riêng và từ kết quả tính toán đó mà quy định ra các dấu hiệu tốt xấu khác nhau.
Dựa theo những lý luận của tác giả Triệu Cửu Phong thì nhân tố Môn (cửa chính), Chủ (phòng chủ) cũng như Táo (gian bếp) có quan hệ rất mật thiết và không tách rời với nhau.
Về tương quan, “Dương trạch Tam yếu” có thể phân chia làm hai phương pháp bố trí lý tưởng nhất mà các gia chủ mong muốn như:
Tam Yếu Tương Sinh
Theo lẽ thường, Môn (cổng) sẽ sinh tra Chủ (phòng chủ), Chủ sẽ sinh ra Táo (gian bếp). Tuy nhiên, nếu chúng ta căn cứ vào Ngũ hành tương sinh, hình thái này là không thể có. Muốn căn nhà mang lại cho gia chủ nhiều cát lợi, chỉ cần hai trong số 3 nhân tố trên tương sinh với nhau là đã được rồi.
Cổng chính, phòng chủ, nhà bếp nên được thiết kế theo cách: cổng chính sinh ra phòng chủ, phòng chủ sinh ra nhà bếp, nhà bếp sinh ra cổng chính, ba thứ này thường tương sinh và không khắc nhau. Nhưng nếu lí luận theo Ngũ hành sinh khắc, điều này sẽ không thể có được.
Lấy ví dụ như cổng thuộc cung Hoả, theo phong thủy thì Hoả sinh ra Thổ, vì vậy phòng chủ sẽ là Thổ. Thổ sinh ra Kim, cho nên nhà bếp là Kim. Nếu nhà bếp là Kim, thì làm sao có thể sinh ra cổng Hoả được? Chính vì vậy, muốn ba hành của cổng, phòng chủ, nhà bếp tương sinh hoàn toàn và không khắc nhau là điều tuyệt đối không thể được, chúng ta có thể xem xét sai sót ở phần này.
Trên thực tế, Ngũ hành của cổng chính (Môn), phòng chủ (Chủ) và nhà bếp (Táo), chỉ cần có hai thứ tương sinh là có thể đạt được bố cục này. Bởi vậy, nói đến “cổng chính sinh ra phòng chủ, phòng chủ sinh ra nhà bếp, nhà bếp sinh ra cổng chính, ba thứ tương sinh nhưng không khắc nhau” thì phải thêm vào cụm từ “tỷ hoà với nhau”.
Tuy nhiên, gia chủ có thể áp dụng phong thủy, ngũ hành và Dương Trạch Tam Yếu Tương Sinh trong việc thiết kế nhà cửa. Một căn nhà đẹp và đảm bảo các yếu tố trên sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc dồi dào, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia chủ. Đôi khi nó cũng giúp cải thiện vận mệnh và hóa giải sự xui rủi cho chủ nhà.
Tam Yếu Tỉ Hòa
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể thiết kế nhà cửa theo Dương Trạch Tam Yếu Tỉ Hòa. Ta có thể hiểu tỉ hòa hoặc hài hòa ở đây chính là chỉ cần có hai trong ba hành được bố trí tương sinh với nhau đã đạt “một tỷ lệ vàng” theo kiến trúc Dương trạch.
Ví dụ thực tế như Môn (cổng) thuộc Thủy, Thủy sinh ra Mộc thì phòng chủ sẽ là Mộc. Khi bếp và phòng chủ đều thuộc hành Mộc thì mối quan hệ giữa cổng và phòng bếp là mối quan hệ tương sinh (Thủy, Mộc tương sinh). Mỗi ngôi nhà có Dương trạch đảm bảo được mối quan hệ tương sinh này là nội hàm chính yếu của Dương trạch Tam yếu.
Dựa vào lý luận Ngũ hành trên, chỉ cần hai trong ba nhân tố (cổng, phòng chủ và gian bếp) có quan hệ tương sinh hoặc Ngũ hành của một nhân tố được tương sinh với Ngũ hành của hai nhân tố còn lại thì sẽ được xem là bố cục lý tưởng nhất cho Dương trạch.
Xây nhà theo đúng Dương Trạch rất tốt, nó sẽ mang lại những nguồn năng lượng tích cực cho các thành viên trong gia đình và ngôi nhà. Vì vậy, gia chủ nên chú ý và thiết kế nhà theo Dương Trạch Tam Yếu Tỉ Hòa để có thể gặp được nhiều may mắn.
Phong thủy nhà ở khi được vận dụng theo đúng bó cục này sẽ giúp mang lại may mắn, tài lộc cũng như sự giàu có cho gia chủ. Khi chúng ta dựa vào Tam Yếu Tỉ Hòa để xây nhà sẽ kích thích các nguồn năng lượng có lợi dành cho ngôi nhà và mọi người sống trong nhà.
Vai trò của Dương Trạch Tam Yếu trong phong thủy
Vậy Dương Trạch Tam Yếu đóng vai trò gì trong phong thủy? “Dương trạch Tam yếu” không chỉ chiếm vị trí nền tảng về lý luận quan trọng trong suốt dòng chảy dài lâu của bộ môn phòng thủy mà nó ngày càng chiếm lĩnh sự tin yêu của các gia chủ. Vai trò của các nhân tố để cấu tạo nên phạm trù này là không thể phủ nhận.
Điểm chung của cả ba nhân tố góp phần cấu thành nên “Dương trạch Tam yếu” là giúp cho căn nhà đón nhận Sinh khí, đảm bảo quân bình về thể chất, tâm thần cũng như tinh thần của gia chủ. Nó liên hệ mật thiết tới gia vận, sự hưng thịnh và tài lộc của chủ nhân căn nhà.
Ứng với tiêu chí Tam Tài “Thiên – Địa – Nhân hợp nhất” của Phong thủy học thì sự hài hoà của Dương trạch Tam yếu càng lớn sẽ được xem là cát trạch. Còn ngược lại sẽ là hung trạch, gây ra bất lợi nhiều mặt cho chủ nhân.
Dựa vào Dương Trạch Tam yếu mà gia chủ có thể vận dụng để thiết kế và xây dựng nhà cửa. Điều này vừa đảm bảo về mặt phong thủy, Ngũ hành tương sinh mà nó còn mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho chủ nhà. Đồng thời nó còn giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong công việc, cuộc đời được bình yên, mọi thứ ổn định và không gặp phải nhiều trắc trở trong cuộc sống.
Ứng dụng của Dương Trạch Tam Yếu trong phong thủy
Đối với một ngôi nhà, nếu coi môi trường ở bên ngoài là “đại phong thủy” thì bên trong căn nhà ở chính là “tiểu phong thủy”. Nói cách khác, người ta thường phân ra làm “môi trường bên trong” và “môi trường bên ngoài” của căn nhà.
Nếu so sánh năng lượng mạnh hay yếu thì môi trường bên trong không mạnh và nhiều bằng môi trường bên ngoài. Tuy nhiên trong thực tế thì môi trường ở bên trong lại có ảnh hưởng trực tiếp lớn hơn so với môi trường bên ngoài ngôi nhà.
Nhất là khi chúng ta đang ở trong trạng thái hoàn toàn không phòng bị chút nào, ví dụ như khi ngủ thì môi trường trong nhà sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến chúng ta. Sự ảnh hưởng của nguồn năng lượng với khoảng cách gần là rất lớn, bởi vậy mà các gia chủ nên bày trí phong thủy căn nhà sao cho đúng với Dương Trạch Tam Yếu là vô cùng quan trọng.
Dựa vào Dương Trạch Tam Yếu mà chúng ta cần phải ưu ý một vài điều khi thiết kế nhà ở như sau:
Thiết kế cửa nhà, cổng nhà
Hướng của cửa nhà: Người xưa thường dựa trên phương hướng của cửa nhà mà phân căn nhà làm 8 loại. Mỗi loại nhà đều sẽ có sự phân biệt giữa tọa và hướng. Tọa và hướng sẽ được quyết định bởi phương hướng của cửa nhà. Nói một cách đơn giản thì phần chủ thể ở phía sau ngôi nhà sẽ được gọi là tọa và phần phía trước mặt cửa chính nhà hướng tới là hướng.
Điều kỵ úy trong việc lựa chọn hướng nhà: Chức năng chính của nhà ở đó là “nạp khí”, do đó trước mặt cửa nhà phải luôn được sạch sẽ, vui vẻ và ấm cúng. Nếu như trước cổng nhà có rác, nhà vệ sinh, cống nước,… thì sẽ hút phải luồng khí ô nhiễm và không có lợi đối với vận may chủ nhà. Ngoài ra, nhà đối diện với cửa chính cửa sau hay cửa sổ của các công trình khác cũng như nhà đối diện với cột điện và góc tường cũng phạm phải đại kỵ.
Chính vì vậy mà khi thiết kế cổng nhà, gia chủ cần chọn hướng hợp mệnh, không được để cổng nhà trong tình tình bị rác rưởi và tránh thiết kế cổng nhà đối diện với cửa nhà người khác để tránh những điều xui rủi, giúp mang vận khí, tài lộc đến với gia đình.
Phong thủy của phòng ngủ
Phương vị của phòng ngủ thường được dựa theo phương vị may mắn của gia chủ. Lấy phòng ngủ làm một đơn vị (xem phòng ngủ là 1 căn nhà nhỏ), nếu cửa và giường cùng cùng nằm trên phương vị may mắn thì tốt. Ngoài ra, dưới đây là một vài lưu ý trong thiết kế phòng ngủ mà bạn cũng không nên coi nhẹ:
Cửa phòng ngủ không quá rộng. Cửa là nơi người nhà và mọi người đi qua đi lại, loại khí này thường không có lợi cho phong thuỷ phòng ngủ. Bên cạnh đó, âm thanh từ bên ngoài vào cũng ồn ã mà phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi và cần yên tĩnh riêng tư.
Cửa phòng ngủ không được thiết kế nằm đối diện với nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh luôn có luồng khí ô nhiễm và uế khí, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài khí của chủ nhà. Ngoài ra luồng khí ẩm lạnh cũng gây nguy hại đến sức khoẻ con người. Nếu gặp trường hợp này thì gia chủ cần tiến hành xử lý dựa theo nguyên tắc chuyển hoá năng lượng.
Phòng ngủ không nên liền hoặc đối diện với nhà bếp. Nhà bếp chứa nhiều luồng khí nóng, theo lời cổ nhân thì nhà vệ sinh là thuần âm chi địa, nhà bếp lại là thuần dương chi địa, đều là những nơi âm dương không điều hoà.
Chính vì vậy mà cửa nhà bếp không nên thiết kế đối diện với phòng ngủ. Phòng ngủ và nhà bếp liền cạnh cũng không có lợi đối với phong thuỷ phòng ngủ, nếu đầu giường được đặt hướng về bếp thì còn nguy hơn.
Hình dạng phòng ngủ nên được thiết kế vuông vắn. Có một số người tìm kiếm sự mới lạ thị giác, tạo nên những đường chéo/ dốc trong phòng ngủ, mà họ không biết rằng hình thái không vuông vắn mới là năng lượng chuyển động.
Đối với cửa phòng ngủ không được thiết kế đối diện với gương. Gương trong phong thủy được gọi là công cụ “ hóa sát giải tai”- là vật có thể tham gia trong môi trường chuyển hóa năng lượng.
Gương nằm đối diện với phòng ngủ giống như đôi mắt đang mở to và không hợp với phòng ngủ. Trong thực tế. gương cũng không nên đặt đối diện với chủ nhân căn phòng.
Phòng ngủ cũng không nên đặt quá loại nhiều thực vật. Bởi lẽ, cổ nhân cho rằng thực vật thường tập trung nhiều “âm khí” (loại năng lượng không có lợi đối với con người). Khoa học hiện đại đã chứng minh thực vật sẽ hút khí 02 và thải CO2 vào buổi tối do đó chỉ bạn nên trang trí phòng ngủ bằng một số chậu cây nhỏ để làm cảnh là tốt nhất.
Không để xà ngang ép trên đầu giường: Phong thủy coi xà ngang là một loại sát khí (mang năng lượng ác tính). Nó mang nguồn năng lượng áp bức và chìm về dưới. Xà ngang ép ở đầu giường, khiến cho chủ nhân căn phòng ngủ không ngon, thường gặp phải ác mộng, đau đầu, chóng mặt,…
Đầu giường nên dựa tường: Phần đầu giường cần ổn định. Hơn nữa nếu đầu giường không tựa vào đâu thì sẽ có không gian cho năng lượng lưu động. Khí lưu động này là điều kỵ úy ở trong phong thủy phòng ngủ.
Còn màu phòng ngủ thì nên chọn gam màu nhẹ nhàng và dịu, nên tránh sử dụng tone màu nóng và gam màu dễ gây kích thích thần kinh.
Theo quan niệm của Á Đông, việc thiết kế không gian phòng ngủ hiện đại phù hợp với phong thủy sẽ tránh được ma quỷ, giúp cho gia chủ có một giấc ngủ ngon. Chính vì vậy mà bạn nên dựa vào Dương Trạch Tam Yếu để bố trí phòng ngủ cho hợp phong thủy, giúp mang lại tài lộc và vận khí tốt đẹp cho gia đình.
Phong thủy của nhà bếp
Các gia chủ không nên thiết kế cửa nhà bếp đối diện với cửa chính cũng như cửa nhà vệ sinh. Nguồn năng lượng của cửa chính, cửa nhà vệ sinh và cửa nhà bếp đều tương đối mạnh, những căn phòng này tốt nhất không nên liên quan gì đến nhau cũng như không được động chạm gì đến nhau.
Hơn nữa, nguồn năng lượng của chúng đều có liên quan đến sinh mệnh của chủ nhân. Nếu như năng lượng giữa các phòng mâu thuẫn thì sự bất lợi sẽ đến với chính chủ và mọi vận may sẽ bay mất.
Nhà bếp là không gian kỵ gió. Bởi vì năng lượng trong phòng bếp thuộc hành Hỏa – Dương kháng chi sở, Ngũ hành của gió là Mộc, Mộc sinh ra Hỏa đáng ra là việc tốt, nhưng người xưa lại cho rằng, nhà bếp là “dương chi cực hĩ” hàm nghĩa nơi này mà còn sinh thêm Hỏa nữa thì quá độ. Đứng trên phương diện khoa họ thì gió nhà bếp càng lớn sẽ càng không an toàn đối với các thành viên trong nhà.
Nhà bếp được ví như trái tim của ngôi nhà, trái tim này có khỏe mạnh thì các thành viên trong nhà mới tràn trề năng lượng để học tập cũng như làm việc. Chính vì vậy mà các bạn có thể tham khảo và lưu ý một vài điều khi thiết kế nhà bếp cũng như kết hợp với Dương Trạch Tam Yếu để không gian này được hòa hợp, đúng phong thủy để mang lại nguồn sinh khí dồi dào cho gia chủ.
Hy vọng bài viết trên của Phong thủy việt linh đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Dương Trạch Tam Yếu, vai trò và ứng dụng của nó trong phong thủy nhà ở. Bạn có thể tham khảo và áp dụng vào việc thiết kế nhà ở. Một căn nhà ở hợp phong thủy và đáp ứng Dương Trạch Tam Yếu sẽ mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc, sự may mắn, thăng tiến trong sự nghiệp và được hạnh phúc với người thân yêu.
Bài viết liên quan
Mộ Phạm Bổn Thân Đoạn Pháp – Thế Mộ Hung Hiểm Cần Tránh
Phong thủy âm trạch có ảnh hưởng đặc biệt tới cuộc sống của con cháu trong...
7 Nguyên Tắc Vàng Về Phong Thủy Quán Cafe Để Luôn Đông Khách
Nhiều người mở quán kinh doanh đồ uống nhưng lại không hề quan tâm đến...
Phong Thủy Nhà Hàng Cần Nắm Vững Giúp Kinh Doanh Đông Khách
Phong thủy không tốt ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh nhà hàng? Phong...